THỜI VỤ TRỒNG MỘT SỐ LOẠI RAU CƠ BẢN

Trồng rau tại nhà như thế nào cho hợp mùa vụ, chăm sóc ra sao, gieo hạt như thế nào? Quý khách hàng hay cùng Hạt giống rạng đông tìm hiểu cách trồng rau tại nhà ăn quanh năm sau bài hướng dẫn dưới đây nhé!

Trồng rau thời vụ phù hợp với thời tiết tại Việt Nam

  • THÁNG 1 : Bầu, cà chua, cà pháo, cà bát, cà tím quả dài, cải cúc, bí xanh, dưa chuột, đậu Cove leo, xà lách xoăn, xà lách trứng, Húng quế
  • THÁNG 2 : Bí đỏ, bí xanh, bí ngồi, cải cúc, cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chíp, dưa chuột, đậu cove leo, đậu đũa, mồng tơi, mướp, rau dền, rau ngót, xà lách, Diếp cá, ớt , húng quế
  • THÁNG 3 : Bí đỏ, bí xanh, bí ngồi, cải cúc, cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chíp, dưa chuột, đậu cove leo, đậu đũa, mồng tơi, mướp, rau dền, rau ngót, xà lách, Diếp cá, ớt , húng quế
  • THÁNG 4 : Cà chua, cà tìm quả dài, cải cúc, cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chíp, mồng tơi, mướp hương, rau dền, rau đay, rau muống, xà lách, húng quế, diếp cá
  • THÁNG 5 : Cà chua, cà tìm quả dài, cải cúc, cải ngọt, cải xanh, cải ngồng, cải chíp, mồng tơi, mướp hương, rau dền, rau đay, rau muống, xà lách, húng quế, diếp cá
  • THÁNG 6 : Mồng tơi, rau dền, rau đay, rau muống, mướp, bí , ớt, húng quế.
  • THÁNG 7 : Rau dền, rau đay, rau muống, cải ngọt, cải mơ, cải bẹ mào gà, cải củ, bí đỏ, bí xanh,, rau mùi, ớt, húng quế.
  • THÁNG 8 : Các loại rau cải ( cải thảo, cải ngọt, cải mơ, cải bẹ mào gà, cải củ) , bí đỏ, bí xanh, rau muống, rau ngót, mướp đắng, Hành tây (gieo hạt từ 25/8 đến 15/9), húng quế
  • THÁNG 9 : Các loại rau cải (cải bó xôi, cải thảo, cải ngọt, cải mơ, cải bẹ mào gà, cải củ) , bí đổ, bí xanh, rau ngót, xà lách xoăn, xà lách cuốn, đậu cô ve, thì là, rau mùi, hành, tỏi
  • THÁNG 10 :  Các loại rau cải (cải bó xôi, cải thảo, cải ngọt, cải mơ, cải bẹ mào gà) , xà lách, đậu hà lan, su hào, cà chua, củ cải, thì là , rau mùi, hành, tỏi , ớt, húng quế
  • THÁNG 11 : Cải ( cải củ, cải mơ, cải ngọt, cải xoong ) , xà lách xoăn, xà lách tím, xà lách cuốn, rau mùi, ớt, húng quế.
  • THÁNG 12 : Cải ( cải củ, cải mơ, cải ngọt, cải xoong, cải cúc  ) , đậu cô ve, su hào , xà lách xoăn, xà lách tím, xà lách cuốn, rau mùi, ớt, húng quế.

Quy trình trồng rau thời vụ tại Việt Nam

NGÂM VÀ Ủ HẠT 

Hạt giống rau ăn lá như rau dền, xà lách, rau cải các loại  tương đối dễ nảy mầm nên có thể gieo trực tiếp vào thùng mà không cần ủ nước ấm trước.

Tuy nhiên để đảm bảo hạt giống rau ăn lá có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất ta nên ủ như sau:

  • Bước 1: Cần phải ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh từ 2 – 6h( hạt dầy vỏ ngâm lâu hơn hạt có vỏ mỏng )
  • Bước 2: Sau khi ngâm vớt hạt ra ủ lại bằng khăn vải từ 12 – 48h (tùy theo loại hạt).
  • Bước 3: Khi thấy hạt mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt, lấy hạt ra khỏi khăn,sau đó trộn với giá thể,để hạt giống không bị dính cục, giúp ta rải đều hạt trên mặt khay. không nên để hạt ra rễ quá dài rồi mới đem gieo tránh tình trạng đứt rễ non.

GIEO HẠT

Gia đình nên gieo hạt theo hàng, tránh gieo rải như kỹ thuật thông thường.

  • Bước 1 : tưới ẩm đều nước vào khay trồng rau
  • Bước 2 : Bạn có thể dùng những con dao đã hỏng, hay một que gậy , bạn rạch 5-6  hàng lên khay
  • Bước 3 : Gieo hạt thật mỏng lên 5 hàng bạn đã rạch ra . Một cách tương đối một hàng tương đương với 20-30 hạt giống rau.

LƯU Ý : Các bạn hãy hình dung : Khi lớn lên 1 cây rau muống, cây cải sẽ lớn cỡ bao nhiêu để bạn gieo hạt ( tỷ lệ nảy mầm là 85%). Như vậy với 30 hạt bạn gieo sẽ có 25 hạt nảy mầm. 

Với hạt rau mồng tơi : 1 hàng chỉ nên để 5 cây , Vậy nếu 25 hạt nảy mầm thì bạn sẽ phải tỉa đi 20 cây.

Với hạt rau cải : 1 hàng bạn nên để 10 cây , Vậy với 25 hạt nảy mầm thì bạn phải tỉa đi 15 cây.

  • Bước 4 : Dùng dao hoặc cây gậy phủ một lớp đất mỏng lên hạt vừa reo

Lưu ý : Tại sao nên ưu tiên việc gieo hạt theo hàng?

1- Vì bà con thành phố chưa có hoặc ít kỹ thuật gieo hạt, vì vậy nếu các bạn reo rải ( rải đều hạt lên mặt đất ) thì sẽ gặp phải tình trạng gieo quá mau, khiến rau trồng không thể lớn được

2- Nếu gieo theo hàng: các bạn có thể dễ dàng tỉa bớt rau nếu bạn có nhỡ tay reo quá mau. Thực tế cho thấy ngay cả các kỹ sư nông nghiệp cũng không thể reo chuẩn xác bằng tay, Vì vậy khi cây rau lớn nên được 2-3 Cm, thì cũng đều phải tỉa bớt.

 XỬ LÝ ĐẤT TRỒNG

Sau khi thu hoạch, nếu bạn thấy lứa thu hoạch trước thấy rau còi cọc. Bạn nên bổ xung thêm phân bón

Có 2 loại phân

  1. Phân bón hữu cơ ( hoàn toàn không có chất hóa học ) : Nên sử dụng phân bò đã qua sử lý
  2. Sử dụng phân bón NPK

NPK là phân bón hóa học, tuy nhiên trong lĩnh vực rau sạch NPK có thể đợc sử dụng bởi : NPK là phân bón lót vào đất, có nghĩa là sau khi thu hoạch rau bạn bón luôn NPK vào theo tỷ lệ như trên bao bì. Không giống như đạm, cây rau sẽ ăn trực tiếp đạm và làm cho rau không còn sạch nữa. Với NPK , rau không thể ăn trực tiếp được và cần thời gian dần dần phân giải. Vì vậy rau được bón NPK vẫn là rau sạch theo chuẩn quốc tế.