Giun đất là loài động vật ruột khoang, sinh sống trong lòng đất, đặc biệt là những khu vực có đất ẩm ướt, màu mỡ. Giun đất là loài sinh vật rất quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng giúp cải tạo tốt đất trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt
Vai trò của giun đất trong nông nghiệp
1. Cải thiện cấu trúc đất:
Giun đất được ví như chiếc máy cày xới đất tự nhiên, làm tơi xốp và thông thoáng đất trồng. Chúng duy trì chất lượng đất và cải tạo cấu trúc đất nhờ chất thải của giun được gọi là phân trùng.
Ngoài ra, phân trùng còn cải tạo tính axit trong đất bằng cách tăng độ pH lên mức trung tính hơn nhờ chất Canxi Cacbonat (vôi) có trong phân.
2. Tăng độ dinh dưỡng, màu mỡ cho đất trồng:
Giun thải ra phân trùng rất giàu chất dinh dưỡng và vi sinh vật tốt cho đất, tăng độ màu mỡ và phì nhiêu. Vào buổi tối, nhiệt độ mát mẻ, giun đất sẽ bò lên mặt đất để nhai đám lá khô giúp phân hủy chất hữu cơ.
Ngoài ra, giun sẽ mang lượng đất chứa nhiều dinh dưỡng ở lớp đất cái xuống dưới lòng đất mà giun nuốt vào trong khi duy chuyển xuống mặt đất. Cuối cùng khi chết, cơ thể giun sẽ phân hủy nhanh chóng trong đất, góp phần bổ sung thêm hàm lượng Nitơ cho đất trồng.
3. Tăng khả năng giữ nước, giữ ẩm cho đất:
Nhờ hoạt động di chuyển của giun đất đã hình thành các hệ thống đường hầm và các hang nối với nhau. Từ đó, đất trồng trở nên tơi xốp và lượng nước dễ dàng thẩm thấu vào trong đất nhanh hơn và giữ lại nước trong đất.
Mỗi ngày, giun đất sẽ sử dụng 20% trọng lượng cơ thể để tạo chất nhầy vào phân giúp tăng độ ẩm của đất.
4. Giúp cây phát triển tốt:
Cây trồng sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong đất được tạo ra bởi giun, giúp cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Nhờ vào hệ thống đường hầm được đào bởi giun đất tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây phát triển tốt, dễ len lỏi vào trong đất để hút nước và chất dinh dưỡng.
5. Hạn chế tỉ lệ mắc bệnh ở cây trồng:
Giun đất ăn các sinh vật và xác thực vật có trong đất. Trong quá trình ăn, giun đất tiêu thụ cả các sinh vật gây hại cho cây trồng và ăn cả các lá khô, xác thực vật chứa nấm móc gây bệnh.
Từ đó, giun đất giúp hạn chế các loại mầm bệnh cho cây trồng.
Các phương pháp tạo điều kiện sống thuận lợi cho giun đất phát triển tốt
1. Giữ ẩm cho đất:
Giun đất rất yêu thích môi trường đất ẩm ướt nhưng không quá ngập nước. Nhà vườn có thể dùng lá khô, trấu, bã cà phê hoặc bã mía phủ lên bề mặt đất, làm vật che phủ để giữ độ ẩm cho đất và hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất.
2. Duy trì độ pH trung tính:
Môi trường đất có độ pH trong khoảng 5,5 – 8,5, giun đất có thể sinh sống và phát triển khỏe mạnh. Nếu độ pH nằm ngoài phạm vi đó, giun đất sẽ chết hoặc di chuyển đến nơi khác.
Vì vậy, nhà vườn cần thường xuyên kiểm tra độ pH của đất trồng và cải thiện, duy trì độ pH trung tính cho đất.
3. Cung cấp thức ăn cho giun đất:
Bổ sung thêm mùn từ phân ủ hoai mục, vụn hữu cơ cho giun đất ngoài những vi khuẩn và vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên để làm phong phú thêm nguồn thức ăn cho giun đất.
Nhà vườn rải trực tiếp lớp mùn, vụn hữu cơ đã được cắt nhỏ hoặc xử lý lên trên mặt đất trong khu vườn. Lưu ý, nhà vườn nên rải lớp mỏng và cách ngày để giun tiêu thụ hết lớp thức ăn đó.
4. Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật:
Nhà vườn cần hạn chế sử dụng các loại thuốc thực vật phun trực tiếp lên cây. Vì khi phun, một lượng hóa chất sẽ rơi xuống và ngấm trực tiếp vào trong đất và khi giun đất hô hấp qua da dẫn đến tình trạng ngộ độc và gây ra cái chết.
Giun đất mang đến nhiều lợi ích quan trọng cho đất trồng, có vai trò kỳ diệu trong khu vườn, nhà vườn cần phải duy trì và phát triển loài sinh vật này để góp phần cải tạo đất, tăng hiệu suất trong nông nghiệp. Qua bài chia sẻ trên, Rạng Đông hy vọng sẽ mang đến cho nhà vườn những kiến thức bổ ích, giúp cho bà con có thêm kinh nghiệm và hiểu biết trong nông nghiệp.